Công ty Thủy điện Đồng Nai có sản phẩm tham gia Hội nghị Khoa học và Công nghệ Điện lực toàn quốc năm 2022

Trong 02 ngày 24 và 25/11/2022, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) Điện lực toàn quốc năm 2022. Công ty Thủy điện Đồng Nai vinh dự được đại diện cho Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) tham gia gian hàng trưng bày sản phẩm Khoa học và Công nghệ với giải pháp công nghệ “Xây dựng Big Data tại Công Ty thủy điện Đồng Nai và Giải pháp Cách ly quang nhằm đảm bảo ATTT”.

Dữ liệu lớn Big Data là sự mở đầu cho hàng loạt các nghiên cứu, sáng kiến xây dựng công ty Thủy điện Đồng Nai trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. Các ứng dụng, phần mềm có thể sử dụng nguồn dữ liệu này để phân tích dữ liệu, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phỏng đoán, nhận diện…giúp nâng cao hiệu quả làm việc quản lý, giải quyết các khó khăn mà con người không thực hiện được.

Lợi ích khi xây dựng Big Data là nhằm:

Giám sát và theo dõi  tình trạng vận hành của thiết bị theo thời gian thực thay thế cho báo ngày 24h có độ trễ lớn của Ca vận hành.

Thống kê, cảnh báo tình trạng thiết bị alarm - trip và chuẩn đoán vòng đời đưa ra các báo cáo thay thế.

Đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu CSV, SQL, Json đang lưu trữ phân tán trên các Cục, Sở, EVN, GENCO1 và Công ty như:Hệ thống điều khiển nhà máy DCS; Hệ thống quan trắc thông số đập, thủy văn; Hệ thống đo lường cảm biến thông minh; Thông tin giá cả Thị trường điện; Lịch sử sự cố, hỏng thiết bị (phần mềm quản lý kỹ thuật của EVN); Dữ liệu từ các sáng kiến, đề tài chuyển đổi số; Dữ liệu chia sẻ từ Công ty trong ngành.

Xây dựng hệ thống đồng bộ dữ liệu tự động thông số vận hành từ DCS/LocalHis sang phân hệ thiết bị thuộc phần mềm Quản lý kỹ thuật PMIS nhà máy điện, giảm thiểu thời gian nhập bằng tay của nhân viên vận hành, đảm bảo độ chính xác về mặt giá trị cũng như thời gian.

Đảm bảo an toàn thông tin: Dữ liệu thông số vận hành được gửi sang phần mềm PMIS được cấu hình đi theo một chiều và phải được mã hóa, tần suất cập nhật dữ liệu có thể cấu hình thay đổi được.

Các phần mềm cài đặt bổ sung trên máy chủ PMIS hoặc Local Historian phải có bản quyền vĩnh viễn.

Ngoài ra, dữ liệu khai thác từ DCS có thể được sử dụng nguồn dữ liệu này để phục vụ cho các hệ thống phân tích dữ liệu, hệ thống quản lý sửa chữa bảo dưỡng thông minh phát triển sau này.

Với những tiện ích, hiệu quả mà phần mềm đã mang lại thì trong thời gian tới nhu cầu mở rộng, triển khai áp dụng phần mềm vào công tác quản lý tình hình vận hành tại hơn 41 nhà máy thủy điện có Công suất lớn hơn 100MW, hàng trăm nhà máy thủy điện nhỏ, 87 nhà máy nhiệt điện than, gió, mặt trời, các trạm 220kV, 500kV và các trung tâm điều khiển từ xa, không chỉ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà có thể triển khai mở rộng sang các ngành nghề công nghiệp khác.

Cùng với định hướng của Tập đoàn, EVNGENCO1 đã và đang phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch chuyển đổi số của Tổng Công ty đề ra, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thành quả của cuộc CMCN 4.0 vào công tác quản trị, quản lý điều hành sản xuất điện, đầu tư xây dựng dự án nguồn điện và công tác dịch vụ sửa chữa để nâng cao hiệu quả, giá trị của Tổng Công ty.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch hội đồng thành viên EVN thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm của Tổng công ty Phát điện 1

Ông Nguyễn Tiến Khoa – Chủ tịch HĐTV EVNGENCO1 thăm gian hàng trưng bày.

Ông Lê Hải Đăng – Phó TGĐ EVNGENCO1 thăm gian hàng trưng bày. 

Đội thực hiện sản phẩm trưng bày tính từ phải sang: Ông Nguyễn Văn Cảnh – Phó Quản đốc Phân xưởng sửa chữa; Ông Nguyễn Văn Thắng – Tổ phó tổ Thí nghiệm; Ông Phạm Duy Phước – Chủ đề tài của sản phẩm trưng bày và Ông Đàm Tá Hải – Ban Kỹ thuật Sản xuất EVNGENCO1.

Sơ đồ minh họa quá trình triển khai xây dựng Big Data

 

  

Sơ đồ bảo mật 3 lớp an toàn thông tin của Công ty Thủy điện Đồng Nai

 

Ông Phạm Duy Phước trình bày nội dung, giải pháp thực hiện tại Hội nghị KH&CN Điện lực toàn quốc năm 2022


  • Bùi Quốc Huy